TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

Dạ Tiệc Giới Thiệu Tác Phẩm
CHIỀU XƯA NHẠT NẮNG
của nhà văn Dương Đại Trường



Tác giả: V.T
Thể loại: Phóng sự

     Vào tối ngày 18/5/2018, trong không gian nhỏ hẹp, ấm áp tình người của nhà hàng Miss Hanoi, một buổi tiệc ra mắt tác phẩm văn chương Chiều Xưa Nhạt Nắng của nhà văn Dương Đại Trường, với sự tham dự của hơn 90 thân bằng quyến thuộc, độc giả thân thương của tác giả, cùng với những ca sĩ không chuyên ở Nam Úc.
    Vào đầu chương trình, ông Đỗ Văn Thư thay mặt tác giả gởi lời cám ơn đến quan khách hiện diện trong dạ tiệc hôm nay. Kế đến, Mc Thư giới thiệu ông Nguyễn Thành Phú, bút danh Trường Thi, người viết lời tựa cho tác phẩm, sơ lược qua chủ đề của tác phẩm. Trường Thi nói:
- “... Không một ai trong chúng ta lại phủ nhận việc ra đời hàng vạn tác phẩm văn học sau ngày 30/4/1975 với đủ thể loại. Trong khối tác phẩm nầy, có một số tác giả đã đánh bóng cái tôi của mình để làm hành trang cho sự nghiệp văn chương.
    Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải nhận định và xem xét lại trong số hàng vạn tác phẩm văn chương Việt Nam nơi hải ngoại để nhặt ra những tác phẩm có giá trị cần thiết của yếu tố văn học mang tính hiện thực phê phán. Trên căn bản nầy, tôi xin giới thiệu đến quí độc giả  tuyển tập truyện ngắn với nhan đề Chiều Xưa Nhạt Nắng của nhà văn Dương Đại Trường.
    Vâng! Đọc qua những tác phẩm của nhà văn Dương Đại Trường chúng ta mới khám phá ra được ông đích thực là một nhà văn hội đủ bốn khuynh hướng văn học Việt Nam: Trữ tình, Lãng mạn, Trào phúng và Thời thế.
     Riêng trong tuyển tập truyện ngắn với nhan đề Chiều Xưa Nhạt Nắng, chúng ta có thể xác định Dương Đại Trường là một nhà văn tả chân rất độc đáo! Vì thế, văn của ông in đậm nét tính hiện thực phê phán theo tinh thần Văn Dĩ Tải Đạo. Chính ở đặc điểm Dương Đại Trường hội đủ những yếu tố văn học của người cầm bút chuyên nghiệp nên văn phong rất thu hút và lôi cuốn độc giả khi xem tác phẩm của ông....”.
    Tiếp theo chương trình, Mc giới thiệu nhà văn Dương Đại Trường có đôi lời tâm tình với thân hữu về tác phẩm của mình:
- “...Trước nhất, tôi xin gởi lời cám ơn tất cả quí vị đến tham dự buổi dạ tiệc ra mắt tác phẩm thứ hai của tôi. Nhân đây, tôi cũng chúc cho quí vị và gia quyến vạn sự an bình trong cuộc sống.
     Thưa quí vị! Đối với tôi, nhà văn là gì? Nhà văn là một người biết sắp xếp một câu chuyện vào những trang sách để cho độc giả đọc những câu chuyện đó. Thông thường, những câu chuyện ấy mang tính “hư cấu” về nhân vật của cốt chuyện. Nhưng đối với riêng cá nhân tôi, nhà văn phải có tính “hiện thực phê phán”. Vì vậy, những tác phẩm của tôi đã ảnh hưởng tính “hiện thực” của cụ Đồ Chiểu qua hai câu thơ bất hủ:
* Chở bao nhiêu Đạo thuyền không khẩm.
   Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

   Vâng! Hai câu thơ của tiền bối Đồ Chiểu đã ảnh hưởng rất lớn trong những tác phẩm văn chương của tôi. Vì vậy, hầu như các tác phẩm của tôi đều phảng phất tinh thần Văn Dĩ Tải Đạo của người cầm bút chân chính. Cũng chính ở tinh thần nầy mà thời gian qua tôi đã bị một vài người chụp mũ tôi là người nằm vùng của csVN đánh phá cộng đồng.!!!....”
      Và để chứng minh tác giả là một nhà văn có lập trường Quốc Gia kiên định, nhà văn Dương Đại Trường cho độc giả biết đứa con tinh thần thứ ba sẽ chào đời với tựa đề: Sương Gió Biên Thùy. Tác giả sơ lược về nội dung như sau:
- Sương Gió Biên Thùy là một truyện ký được tổng hợp từ những câu chuyện nói về tinh thần yêu nước của những người Việt ở quốc nội cũng như hải ngoại trở về kháng chiến nơi biên thùy. Tác phẩm nầy là tâm huyết của tôi, nó đã thai nghén mấy mươi năm nay!
      Tiếp theo chương trình, nhạc sĩ Cao Phong đại diện cho độc giả đặt câu hỏi tìm hiểu về bút danh Dương Đại Trường. Cao Phong hỏi:
- Nhà văn có thể cho độc giả biết sơ qua về bút danh Dương Đại Trường không, cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng.?
       Dương Đại Trường mĩm cười trả lời:
- Nghĩa đen....! Hihihi!! Hihihi!! Tùy theo sự suy nghĩ của độc giả... Còn nghĩa bóng thì đơn giản dể hiểu như sau:
* Dương: Đại dương, biển xanh bát ngát Thái Bình Dương.
* Đại: Rộng lớn, bao la.
* Trường: Dài thăm thẳm như dòng trường giang Cữu Long.
      Dương Đại Trường: Nói lên mộng ước của một người trai có chí lớn như biển Thái Bình Dương, trải dài trên dòng Cữu Long ... Chí lớn ấy là mong góp phần cho đời những tác phẩm hội đủ 4 khuynh hướng chính của nền văn học VN trước năm 1975 như: Trữ tình, Lãng mạn, Thời thế và Trào phúng.
       Nhưng ông bạn già Cao Phong của nhà văn không chịu bỏ qua ý tục của bút danh, Cao Phong diễn giải "nghĩa đen" của bút danh là:
* Dương:..????????
* Đại: To lớn.
* Trường: Dài..
     Như vậy, Dương Đại Trường là......????.... Câu trả lời nầy dành cho độc giả nghĩ sao cũng được. Nhưng... Đừng nghĩ méo mó nhé...
     Và ông già mắc dịch Cao Phong còn khuyên tác giả viết văn thì nên "lách" để không làm cho ai đó "nhột dạ"... kkkkkkkkk.
     Tác giả trả lời rằng: Viết mà "lách" thì còn gì gọi là nhà văn theo khuynh hướng: Hiện thực phê phán nữa hả bạn già Minh Bạch.!!
     Chương trình văn nghệ giúp vui được mở màn với hai nhạc phẩm do chính nhà văn trình bày: Dù Nắng Có Mong Manh và nhạc phẩm Hạnh Phúc Lang Thang. Lời nhạc đã nói lên ý chí của tác giả theo như những gì mà tác giả đã viết trong các tác phẩm. Ý chí ấy là kiên định giữ vững lập trường Quốc Gia, cho dù cuối con đường tranh đấu trên lãnh vực văn chương chỉ là những tia nắng mong manh!  Tuy đã vào tuổi 67 nhưng giọng ca của tác giả vẫn còn trầm ấm rơi theo cung đàn hòa trong không gian ấm áp tràn đầy tình cảm của bạn bè thân hữu ưu ái dành cho tác giả . Trên sàn nhảy, những cặp khiêu vũ nhịp nhàng bước chân theo thể điệu Rhumba, Boston... đưa lòng người vào vùng kỷ niệm của ngày xưa thân ái. Hình như trong thoáng suy nghĩ bất chợt hiện về, có người thi sĩ nào đó chợt thốt lên:
Từ anh, tiếng hát trầm buồn
Cho tôi kỷ niệm một trời quê hương.
Quê hương ngày ấy: Sàigon
Miền Nam nước Việt vùng trời tự do..
.
     Kế tiếp chương trình văn nghệ, những ca sĩ không chuyên lần lượt giúp vui cho dạ tiệc ra mắt với những nhạc phẩm mang tình tự quê hương, tràn đầy kỷ niệm về những cuộc tình của thời thư sinh áo trắng..v..v.. Những nhạc phẩm ấy như: Giọt sầu trong mưa, 999 Đóa hoa hồng, Lạnh lùng, Em hãy về đi, Làm quen, Chuyện tình không dĩ vãng, Lá thu vàng, Nếu đừng dang dở, Anh là tia nắng trong Em...
     Ôi!!! Những lời ca trong nhạc phẩm Giọt Sầu Trong Mưa đã làm cho lòng người lắng đọng, réo gọi tâm tư, làm cho cái giá lạnh của cơn mưa đầu mùa đông Nam Úc cùng với nỗi buồn không tên bay theo lời nhạc:
**... Hạt mưa còn rơi, hạt mưa còn rơi, rơi từng giọt trên phím đàn. Hạt mưa còn bay, nhẹ lay hàng cây, đêm về phố xưa đìu hiu. Tình yêu ngủ say, bỏ quên vòng tay. Mong chờ người sao không đến? Đèn khuya mờ soi, bóng đêm lẻ loi, riêng mình tôi...!!
      Tiệc vui nào cũng phải tàn! Mọi người chia tay ra về. Phố khuya vẫn còn mưa rơi nhạt nhòa ánh đèn đường lặng lẻ dưới trời đông Nam Úc.
     Adelaide 18/5/2018
    V.T ghi nhanh